Diễn đàn hoa Lan & cây cảnh Việt Nam

Trang thông tin của Hội Quán Thượng Uyển thành lập theo Quyết định số 91 QĐ/HLCC của Hội HLCC Tp.HCM


You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

pvquan_nd
pvquan_nd

Non bộ là nghệ thuật xây dựng, sắp đặt, thu nhỏ, đưa những ngọn núi to lớn ngoài tự nhiên vào trong các vườn cảnh (giả sơn) để phục vụ mục đích thưởng ngoạn trong cuộc sống. Non bộ là một thú chơi của không chỉ của người Việt mà còn là của nhiều dân tộc trên thế giới.
Tại Việt Nam non bộ là những cụm núi giả đặt giữa một bồn nước nhỏ. Kích thước bồn nước, nhỏ thì chỉ 15-20 cm, lớn thì đến 2-3 m đặt trong các vườn nhà, nhưng cũng có khi xây lớn 8-9 m tại những đền, chùa, cung điện. Bể nhỏ thì không thả cá và có thể để trưng trong nhà nhưng những loại bể lớn xây ngoài vườn thì có thể nuôi cá kiểng, thả bèo. Tầm sâu của bồn nước không mấy quan trọng nhưng khoảng cách mặt nước phẳng lặng là điểm thiết yếu.
Thông thường khi dựng hòn non bộ phải trải qua 3 giai đoạn: (1) Chọn đá thích hợp cho thể tài của mình đã phác họa và xây dựng một hình thế đẹp và hợp với nội dung non bộ. (2) Phải trồng và sửa cây cho tương xứng. (3) Gắn những hình tượng bé để diễn tả một sự tích nào đó như đã hoạch định.

Trước hết là vấn đề chọn đá. Đá phải là một thứ đá vôi hút nước, có hình thể nhất định. Trong thực tế, để diễn tả cho đúng sự thật thì non bộ thường là những đỉnh núi cao chót vót với những tảng đá nhô ra, có gân dọc trên vách đá dựng đứng, bên cạnh những hố sâu thăm thẳm, có hang, có động, tất cả đều nói lên vẻ lớn lao, nguy nga với con người.

Người chơi non bộ thường phải chọn hòn đá nào hợp với kích thước nhỏ bé, mà lại có đủ dáng dấp và chi tiết như thế (núi, hố, hang, động). Phải ghép nhiều mảnh lại mới được.

Trong thể loại điêu khắc này, người ta không cần thiết đục đá theo hình dáng đã định trước vì chúng có thể làm mất vẻ tự nhiên và mặt đá mà chắc nịch thì cỏ cây, rêu xanh khó mọc lên được.

Cái thế của non bộ:

Nghệ nhân non bộ Việt Nam có một số "thế" cổ truyền do người xưa để lại. Người ta thường theo toàn bộ hay chỉ một phần của những "thế" đó. Một số thế điển hình như: thế cao sơn, thế viễn sơn, thế kỳ phong, thế bích lập, thế hạc phong, thế huyền nham, thế nghênh tống.
Muốn bố cục cho đẹp, nghệ nhân phải theo những nguyên tắc căn bản của nghệ thuật tạo hình, tức là toàn bộ phải chặt chẽ, có trọng tâm, cân đối, có gần, có xa. Phải có chủ thể và khách thể. Chủ thể làm điểm chính; khách thể để phụ hoạ. Núi cao dùng làm chủ thể, núi thấp ở xa làm khách thể, tạo nên phép viễn cận.


Cây và non bộ:

Cây trồng tạo cho non bộ gần với sự thật vì vậy cần chọn cây tương ứng với non bộ. Trong quá trình cấu tác non bộ được đẹp, độc đáo, điểm chủ yếu là trồng cây, cắt xén, gắn tượng. Tất cả tạo nên nội dung của đề tài.

Việc trang điểm này chẳng khác là khoác y phục cho con người. Bí quyết đầu tiên về cây trồng cho non bộ là thuật làm cho cây bé nhỏ, cân xứng với kích thước của non bộ. Một cây nhỏ trong non bộ biểu hiện cho cây cổ thụ trong thực tế. Giảm chiều cao để nở chiều rộng, để cho cây không quá trẻ trung, non dại quá. Phải biết kỹ thuật trồng sửa cây cảnh, chọn cây có lá nhỏ bé, dáng đẹp, thân uốn, sao cho thích hợp với toàn cảnh.

Những cây thường trong non bộ là: La hán tùng, bách xỉ tùng, trắc bá diệp, cây si, cây sung, bạch đầu ông, hổ nhĩ, thạch xương bồ, trân châu thảo, trường sinh, phượng vĩ, sa kê, dương liễu, ngự sử mai, trúc nhĩ, thủy tùng trúc, thiên vân, xương rồng, bông nổ, kê ốc, hồng tỷ muội, rong cẩm vân, xương cá, cây sến. Những cây này có hình dáng đẹp mà có thể sống dễ dàng trên khe đá. Những loại cây trồng trên non bộ thay đổi tùy theo phong thổ của từng vùng. Sự chọn lựa cây trồng non bộ cũng tùy thuộc vào sở thích của nghệ sĩ và nội dung của non bộ được đề ra, dựa theo hình dáng của đá.

Trong việc xây dựng non bộ, việc chọn cây trồng và cắt tỉa cây trồng phải lưu ý chọn loại cây thích hợp. Có những hòn non bộ do trồng một cây không thích hợp nên phải loại bỏ. Chẳng hạn trong hòn non bộ chiều cao độ năm sáu phân mà lại trồng những cây to lá, thân khoẻ, như cây đề, cây đa, thì chẳng những lá to đã không phù hợp với hình thế của non bộ, mà trong một thời gian không lâu, cây phát triển lên cao, rễ cây sẽ bao trùm cả hòn non bộ.

Tượng và non bộ

Gắn những tượng nhỏ bằng sành sứ cũng không thể thiếu trong một non bộ hoàn chỉnh.
Về phương diện nghệ thuật thì màu tươi sáng của những tượng này trên nền xanh thẫm của lá cây và rêu đá sẽ làm cho sắc thái non bộ thêm phong phú. Những pho tượng sành bé nhỏ trên bức tượng cũng như nhân vật trong một bức tranh phong cảnh, giúp cho tác phẩm thêm phần sinh động hơn.
Bồn nước và non bộ:

Đây cũng là phần không thể thiếu của non bộ. Nước tạo thêm tính sinh động của non bộ. Quả núi ở non bộ theo quan niệm của người xưa, tượng trưng cho thế giới; bồn nước tượng trung cho bể cả vô tận; thành thử để tượng trưng cho cái vô tận của bể khơi, bồn nước thường có hình tròn. Một non bộ thiếu săn sóc một thời gian không lâu thì sẽ khô héo nếu gặp mùa hạn hán; còn săn sóc không đúng cách thì cây cối mọc lên um tùm, cảnh trí cũng sẽ biến dạng. Có những loại cây như cây si có thể bắt rễ đến chỗ đất tốt, phát triển khoẻ, sẽ làm hỏng cái hay đẹp của non bộ.

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết

Đang kiểm tra dữ liệu...

Bạn phải điền đầy đủ thông tin đăng ký.

Số ký tự phải từ 6 trở lên
Hãy chọn tài khoản khác
Có thể dùng tài khoản này
Không sử dụng địa chỉ này
E-mail sẽ được kiểm sau
Số ký tự phải từ 6 trở lên
Trùng tên đăng nhập
Chưa đúng
Chính xác